Nhân khẩu Indonesia

Một hôn lễ tại tỉnh Sumatera Barat
Tôn giáo tại Indonesia (2019)[60]
Tôn giáoSố tín đồ (triệu)
Hồi giáo
230.25
Tin lành
18.60
Công giáo Roma
7.60
Hindu
4.24
Phật giáo
1.90
Nho giáo
0.15
Vồ thần và Khác
1.70
Bài chi tiết: Nhân khẩu Indonesia

Dân số quốc gia theo cuộc tổng điều tra năm 2000 là 206 triệu người,[61] và Văn phòng Thống kê Trung ương Indonesia và Thống kê Indonesia ước tính dân số năm 2006 là 222 triệu người.[62], và năm 2012 đã đạt 249 triệu người, là quốc gia đông dân nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 3 châu Á và đứng thứ 4 thế giới.

Sắc tộc tại Indonesia (2018)
sắc tộctỷ lệ
Java
  
40.00%
Sunda
  
15.40%
Mã Lai
  
3.80%
Batak
  
3.60%
Madur
  
3.00%
Betawi
  
2.90%
Minangkabau
  
2.70%
Bugin
  
2.70%
Banten
  
2.00%
Banjar
  
1.70%
Bali
  
1.70%
Aech
  
1.40%
Dayak
  
1.30%
Hoa
  
1.30%
Sasak
  
1.30%
Papua
  
1.20%
Khác
  
13.70%

Với 130 triệu người, Java là đảo đông dân nhất thế giới hiện nay.[63] Dù có một chương trình kế hoạch hóa gia đình khá hiệu quả được thực thi từ thập niên 1960, dân số nước này được cho sẽ tăng lên khoảng 315 triệu người năm 2035, dựa trên mức ước tính tỷ lệ tăng hàng năm hiện nay là 1,25%.[64]

Đa số người Indonesia là hậu duệ của những người nói các thứ tiếng Nam Đảo có nguồn gốc từ Đài Loan. Các nhóm chính khác gồm người Melanesia, sống ở phía đông Indonesia.[65] Có khoảng 300 sắc tộc bản địa khác nhau tại Indonesia, và 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ.[66] Nhóm đông nhất là người Java, chiếm 42% dân số, và có ưu thế văn hóa cũng như chính trị.[67] Người Sunda, Malay, và Madur là các nhóm lớn nhất ngoài Java.[68] Bản sắc địa phương của các sắc tộc được duy trì bên cạnh một tình cảm quốc gia Indonesia mạnh mẽ.[69] Xã hội phần lớn hài hòa, dù các căng thẳng xã hội, tôn giáo và sắc tộc đã gây ra những vụ bạo lực kinh khủng.[70] Người Indonesia gốc Hoa là sắc tộc thiểu số có ảnh hưởng dù chiếm chưa tới 1% dân số.[71] Đa số lĩnh vực thương mại và tài sản tư nhân quốc gia đều thuộc sự kiểm soát của người Hoa,[72] điều này góp phần gây ra sự oán giận to lớn, và thậm chí bạo lực chống lại người Hoa.[73] Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học và đại học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm. Về nguồn gốc nó từng là một ngôn ngữ chung cho hầu hết cả vùng, gồm cả nước Malaysia hiện nay, và vì thế có quan hệ chặt chẽ với tiếng Malaysia. Tiếng Indonesia lần đầu tiên được những người theo chủ nghĩa quốc gia truyền bá vào thập niên 1920, và đã được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức khi nước này giành độc lập năm 1945. Đa số người dân Indonesia nói ít nhất một trong hàng trăm ngôn ngữ địa phương (bahasa daerah), thường như tiếng mẹ đẻ. Trong số các ngôn ngữ đó, tiếng Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ của nhóm sắc tộc lớn nhất.[74] Mặt khác, Papua có 500 hay nhiều hơn các ngôn ngữ bản địa thuộc nhóm Papua hay Nam Đảo, trong một vùng chỉ có 2,7 triệu dân. Đa số những người lớn tuổi hiện nay vẫn có thể nói tiếng Hà Lan ở một mức độ nào đó.[75]

Tháp Phật giáo Borobudur (Ba La Phù đồ) là điểm thu hút đông khách du lịch nhất tại Indonesia

Dù tự do tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp Indonesia,[76] chính phủ chính thức công nhận chỉ sáu tôn giáo: Hồi giáo; Tin Lành; Công giáo La Mã; Ấn Độ giáo; Phật giáo; và Nho giáo.[77] Dù không phải là một nhà nước Hồi giáo, Indonesia là quốc gia có đa số tín đồ Hồi giáo, với 86,1% người dân tuyên bố là tín đồ đạo này theo cuộc điều tra dân số năm 2000.[78] Indonesia có 9% dân số là tín đồ Kitô giáo (trong đó khoảng hai phần ba theo Tin Lành[cần dẫn nguồn]), 3% là tín đồ Hindu giáo, và 2% là tín đồ Phật giáo hay tôn giáo khác. Đa số tín đồ Hindu Indonesia là người Bali,[79] và đa số tín đồ Phật giáo tại Indonesia ngày nay là người Hoa.[80] Dù hiện là tôn giáo thiểu số, Hindu giáo và Phật giáo vẫn có ảnh hưởng trong văn hóa Indonesia. Hồi giáo lần đầu được người dân Indonesia chấp nhận ở miền bắc Sumatra trong thế kỷ XIII, thông qua ảnh hưởng từ các thương nhân, và đã trở thành tôn giáo chiếm ưu thế tại quốc gia này từ thế kỷ XVI.[81] Cơ đốc giáo La Mã lần đầu được đưa tới Indonesia bởi những người thực dân và các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha thời kỳ đầu,[82] và phái Tin Lành chủ yếu phát triển nhờ những nhà truyền giáo người Hà Lan phái CalvinLuther trong thời kỳ thực dân tại đây.[83] Một tỷ lệ lớn người dân Indonesia-như người abangan Java, người Hindu giáo Bali, và người Kitô giáo Dayak-thực hành một dạng tôn giáo dung hợp và ít chính thống hơn, dựa trên các phong tục và tín ngưỡng địa phương.[84]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Indonesia http://www.aph.gov.au/library/pubs/CIB/2001-02/02c... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003408.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/286480 http://www.economist.com/world/asia/displaystory.c... http://www.economist.com/world/asia/displaystory.c... http://www.hartford-hwp.com/archives/54b/083.html http://www.indonext.com/Regions/ http://www.kompas.com/kompas-cetak/0507/02/Bentara... http://www.pikiran-rakyat.com/cetak/0804/16/0802.h... http://www.thejakartapost.com/review/nat05.asp